Vietnam Blockchain Summit 2018 tạo cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, giải pháp, sản phẩm và dịch vụ.
Vietnam Blockchain Summit 2018 ưu tiên thảo luận việc ứng dụng blockchain trong nhiều lĩnh vực có tác động lớn tới sự phát triển kinh tế số ở Việt Nam như logistics và hoàn tất đơn hàng, truy xuất nguồn gốc nông sản, bảo hiểm, y tế, hợp đồng thông minh hay dịch vụ công.
Vietnam Blockchain Summit là sự kiện thường niên lớn nhất năm tại Việt Nam về xây dựng chính sách, nghiên cứu, phát triển, đào tạo và ứng dụng công nghệ blockchain.
Vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn và là vấn đề được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đặc biệt,.
Một số tổ chức, doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp công nghệ nhằm kiểm soát nguồn gốc nông sản, thực phẩm từ giai đoạn sản xuất tới các khâu phân phối trung gian đến giai đoạn cuối cùng là người tiêu dùng.
Bài toán không hề đơn giản là làm sao để cung cấp một cách nhanh chóng, tin cậy tới các bên liên quan, bao gồm người tiêu dùng, thông tin liên quan tới cơ sở chăn nuôi hay trồng trọt đã sử dụng nguồn thức ăn, thuốc thú ý hay thuốc bảo vệ thực vật nào, quá trình chế biến, đóng gói, vận tải ra sao, lưu kho, phân phối như thế nào? Toàn bộ các thông tin này cần phải minh bạch và không thể sửa đổi trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
Blockchain là công nghệ phù hợp giúp xử lý bài toán truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm. Các diễn giả sẽ giới thiệu một dự án triển khai truy xuất nguồn gốc xoài từ một cơ sở sản xuất tại Đồng Tháp ứng dụng công nghệ blockchain.
Các cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối cũng như các cơ quan, tổ chức nhà nước liên quan tới sản xuất kinh doanh nông sản, thực phẩm ở Việt Nam cần triển khai các hoạt động gì để khai thác tiềm năng của công nghệ blockchain?
Chi phí logistics ở Việt Nam từng đứng vào nhóm cao nhất trên thế giới và chiếm tới 21% GDP. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA), tới nay tỷ lệ chi phí cho dịch vụ này trong GDP đã giảm xuống và đứng ở mức trung bình trong khu vực ASEAN.
Lĩnh vực logistics với chi phí cao, hiệu quả thấp là một trong các nguyên nhân lớn cản trở sự phát triển kinh tế của nước ta.Trên thế giới, nhiều tổ chức nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ logistics và công ty công nghệ thông tin đã hợp tác ứng dụng công nghệ blockchain nhằm giảm một cách đáng kể chi phí của dịch vụ này.
Đại diện VnPost sẽ giới thiệu một số dự án điển hình trên thế giới và tiềm năng ứng dụng blockchain trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam.
Công nghệ blockchain gắn với sự ra đời của đồng tiền số đầu tiên là bitcoin. Mặc dù blockchain đã trở thành công nghệ nền tảng cho sự phát triển kinh tế số nhưng nhiều người vẫn đồng nhất blockchain với các loại tiền “ảo”.
Đại diện của VECOM và Infinity Blockchain Labs - công ty tiên phong trong lĩnh vực blockchain ở Việt Nam sẽ giới thiệu bản chất của công nghệ blockchain một cách đơn giản, ở mức độ phù hợp với các nhà hoạch địch chính sách.
Các diễn giả cũng chia sẻ tại sao blockchain sẽ tạo ra sự đột phá cho kinh tế - xã hội, những hoạt động liên quan tới giao dịch và dữ liệu cần tới tính minh bạch, chia sẻ và an toàn thông tin.
Thảo luận:
Các diễn giả tương tác trực tiếp với các đại biểu, trả lời các câu hỏi, giải thích, làm rõ bản chất của công nghệ blockchain và những ứng dụng đa dạng của nó. So sánh vai trò của công nghệ blockchain trong nền kinh tế số với công nghệ TCP/IP đối với Internet và ý nghĩa của các chính sách liên quan.
i) Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực logisitics (mời đại diện cảng, hải quan, cấp phép xuất nhập khẩu, công ty logisitics)
ii) Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm (mời đại diện quản lý thị trường, doanh nghiệp chăn nuôi, trồng trọt, phân phối, logistics, thú y…)
iii) Giới thiệu ứng dụng blockchain trong một số lĩnh vực khác (fintech, bảo hiểm, y tế, dịch vụ công như visa…)
Ngày 04/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg “Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Công nghệ blockchain được coi là một trong những công nghệ nền tảng, cùng với các công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, tự động hóa và robot góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế số và tạo ra cuộc cách mạng này.
Các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định tới việc khai thác nhanh chóng và hiệu quả công nghệ blockchain. Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển Internet có thể thấy thời gian để công nghệ này thâm nhập vào kinh tế xã hội khá dài và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước có ý nghĩa to lớn.
Các cơ quan xây dựng chính sách và phát luật đã có sự chuẩn bị như thế nào để khai thác lợi thế của blockchain trong nhiều lĩnh vực kinh tế? Cần có sự phối hợp ra sao giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, đầu tư, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, thuế…?
Một số văn bản pháp quy liên quan tới truy xuất nguồn gốc đã được ban hành. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22005: 2008 - Xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế và thực hiện hệ thống. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó quy định cơ sở sản xuất phải xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phải đảm bảo nguyên tắc “một bước trước, một bước sau” (Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008); Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn; Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản…
Bộ Khoa học và Công nghệ đã dự thảo Đề án tổng thể về triển khai, áp dụng và quản lý tem truy xuất nguồn gốc. Dự thảo đã nhấn mạnh tới hoạt động nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thích hợp tạo thuận lợi cho hoạt động truy xuất nguồn gốc (thẻ tần số radio, mã vạch, blockchain, công nghệ thông tin...); tổ chức áp dụng thí điểm, phổ biến nhân rộng và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng.
i) Những yếu tố, công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp 4.0 (in 3D, công nghệ sinh học, blockchain, IoT, , kinh tế chia sẻ, v.v…). Việt Nam có thể đón bắt, làm chủ những công nghệ nào?
ii) Có tồn tại xu hướng các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực gắn với blockchain, của người Việt thành lập ở nước ngoài không? Nếu có thì tại sao? Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp blockchain (đăng ký thành lập doanh nghiệp, thuế, môi trường ứng dụng…)?
iii) Vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc triển khai thành công blockchain trong một số lĩnh vực tiêu biểu như logistics, truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm?
iv) Blockchain có tiềm năng to lớn trong xây dựng chính phủ điện tử, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Những cơ quan nhà nước, bộ ngành nào đã quan tâm tới việc ứng dụng blockchain?
v) Các chủ đề thảo luận khác.
DIỄN GIẢ THAM DỰ SỰ KIỆN LÀ NHỮNG CHUYÊN GIA ĐẾN TỪ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ ĐƠN VỊ UY TÍN
Giám đốc Ban CNTT Tổng công ty Bảo hiểm Bưu Điện PTI
Chủ tịch VECOM
Tổng Thư ký
HH DN Dịch vụ Logistics (VLA)
Tổ trưởng Kinh doanh online
VNPT-Vinaphone
Giám đốc
Chiến lược IBL
Trưởng phòng
Phòng QL TMĐT, iDEA
Giảng viên Đại học Bách khoa Tp. HCM
Giám đốc
Trung tâm Ecomviet
Trưởng ban Pháp chế Infinity Blockchain Labs
Chủ tịch
Hội Công nghệ cao Tp. HCM
Phó Giám đốcTrung tâm Chứng thực điện tử quốc gia
Phó Giám đốc
Trung tâm CNTT - VnPost
Trưởng phòng Văn phòng mã số mã vạch GS1 Việt Nam
Phó Chủ tịch VECOM
Phó Giám đốc Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương
CEO TraceVerified
Cục trưởng
Cục TMĐT & Kinh tế số
VIETNAM BLOCKCHAIN SUMMIT 2018 (VBS 2018) với chủ đề "Từ Công nghệ tới Chính sách" được tổ chức bởi Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.
Sự kiện còn có sự đồng hành của Chi hội Blockchain Việt Nam và các công ty điển hình trong nhiều lĩnh vực như: Phần mềm, chuyển phát, bán lẻ, thực phẩm...
Địa chỉ: P702, Tầng 7, Tòa nhà HKC số 285, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 6259 8271
Email: office@vecom.vn
Website: http://www.vecom.vn/